THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MẤT NGỦ
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
Giấc ngủ là hoạt động quan trọng để giúp cơ thể hồi phục được sức khỏe sau một thời gian dài hoạt động và làm việc trong ngày. Khi cơ thể không được nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc sẽ dẫn tới rất nhiều hệ lụy nguy hiểm tới hệ thần kinh và sức khỏe, cơ thể xuất hiện những rối loạn. Đối với những trường hợp không được điều trị kịp thời, mất ngủ sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tâm thần, stress thậm chí có thể dẫn tới tử vong.
Cho tới nay, mất ngủ vẫn đang là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước và cộng đồng dành mối quan tâm đặc biệt. Bởi mất ngủ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống hàng ngày, sự tập trung, khả năng ghi nhớ, tâm trạng bị ảnh hưởng, làm giảm khả năng học tập dẫn tới căng thẳng, chán ăn.
Một số báo cáo về nghiên cứu khoa học cũng đưa ra tỷ lệ khoảng 20 – 30% tỷ lệ mất ngủ trong cộng đồng, trong đó tỷ lệ gia tăng ở người cao tuổi. Theo số liệu thống kê về giấc ngủ tại Hoa Kỳ năm 2019 cho thấy, một giấc ngủ thiếp đi sẽ mất khoảng từ 10 – 15 phút ở người bình thường. Theo đó, 40% dân số từ 40 – 59 tuổi khảo sát rằng họ đang ngủ ít hơn thời gian khuyến nghị và khoảng 37% người từ 20 đến 39 tuổi báo cáo rằng họ có ít thời gian ngủ.
Thực tế hiện nay, mất ngủ đang là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng bởi sự gia tăng về số lượng và các căn bệnh liên quan tới mất ngủ. Thậm chí những áp lực công việc, lối sống hiện đại chính là nguyên nhân lớn dẫn tới hiện tượng này.
Hiện nay, nhiều chuyên gia đã xác định tình trạng mất ngủ chính là triệu chứng không đặc hiệu để xác định các bệnh lý liên quan tới hệ thần kinh. Mất ngủ giúp đánh giá hiệu quả của việc điều trị, giúp định hướng và phát hiện các vấn đề khó khăn liên quan tới tâm lý – tâm thần. Việc nhìn nhận tình trạng mất ngủ nhằm tạo cơ sở thuận lợi để tiến hành được các can thiệp kịp thời đối với sức khỏe của bệnh nhân.
Nguyên nhân gây ra mất ngủ
Thời gian ngủ được coi là lý tưởng khi mỗi người dành thời gian từ 7- 8 tiếng/ngày nhưng phải đảm bảo đủ thời gian, đủ sâu và cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, hiện nay bệnh mất ngủ lại xảy ra không chỉ ở người già mà còn cả những đối tượng trẻ tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Các nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất ngủ được thống kê lại bao gồm:
- Do tâm lý, rối loạn cảm xúc, sang chấn tâm lý, tuổi tác cao.
- Áp lực công việc, stress, tâm trí hoạt động vào ban đêm
- Thói quen ngủ kém, ngủ không thoải mái cùng chế độ sinh hoạt không lành mạnh.
- Thời gian dễ thay đổi làm gián đoạn nhịp sinh học.
- Sử dụng nhiều chất kích thích Caffeine, nicotine và rượu cùng ít hoạt động bên ngoài.
Đối với trẻ em và thiếu niên, vấn đề mất ngủ và các nguyên nhân gây ra bệnh chính là mối quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, thông thường trẻ em, thiếu niên thường chỉ đơn giản là gặp khó khăn khi ngủ hoặc trì hoãn giờ ngủ dẫn tới giờ sinh học thay đổi hoặc do căng thẳng học tập.
Phương pháp chữa mất ngủ
Y học hiện đại ngày càng phát triển và cho ra nhiều phương pháp điều trị mất ngủ hiệu quả nhanh chóng, trong đó, sử dụng thuốc chữa mất ngủ là phương pháp được mọi đối tượng ưa chuộng sử dụng. Tuy nhiên, thuốc chữa mất ngủ đặc biệt là các loại thuốc Tây lại tiềm ẩn những tác dụng phụ không mong muốn, bệnh không được điều trị tận gốc dẫn tới khả năng tái phát cao. Đặc biệt, khi người bệnh lạm dụng thuốc sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Do đó, việc phát triển ra những loại thuốc, giải pháp an toàn cho sức khỏe từ các thảo dược tự nhiên là điều cấp thiết.
Cùng với sự phát triển của y học hiện đại, y học cổ truyền cũng đã và đang khẳng định được những đóng góp vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là mất ngủ. Y học cổ truyền (YHCT) có những vị thuốc và bài thuốc điều trị mất ngủ hiệu quả cao, được kiểm chứng qua nhiều thế hệ đi trước. Bài thuốc chữa mất ngủ của Vua Gia Long – Nhất Nam Định Tâm Khang chính là giải pháp được người bệnh lựa chọn nhiều nhất hiện nay.
Để làm rõ hơn về tính thực tế của bài thuốc chữa mất ngủ đặc chế cho Vua Gia Long, Tiến sĩ, Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh – Người nghiên cứu đề án đã thực hiện nhiều chuyến công tác trở về miền đất Cố đô Huế gặp những nhân chứng lịch sử và các tư liệu nói về giai thoại này. Theo đó, từ 1802 – 1883 và trước đó là khoảng thời gian xảy ra nhiều vấn đề khiến vua Gia Long giải quyết, tình trạng diễn ra lâu dần dẫn đến vua mắc phải chứng “thất miên”. Các ngự y trong Thái Y Viện đã tìm kiếm nguồn thảo dược tự nhiên, phối kết hợp để cho ra công thức thuốc chữa mất ngủ dâng lên Vua. Những tư liệu về nhật ký dâng thuốc cùng cách phối thuốc đều được ghi chép lại trong cuốn “Châu Bản Triều Nguyễn – Ngự dược nhật ký”.
Từ những tư liệu lịch sử, sau khi quay trở lại Hà Nội, Tiến sĩ, Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh cùng các cộng sự trong Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc đã quyết định thành lập nghiên cứu và xây dựng đề án mất ngủ của Vua Gia Long. Và kết quả sau quá trình nỗ lực nghiên cứu chính là bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang.
Nhất Nam Định Tâm Khang không chỉ được chắt lọc tinh hoa từ các phương thuốc thảo dược chữa mất ngủ của Vua Gia Long mà còn được gia giảm dựa trên kinh nghiệm điều trị mất ngủ trong thực tiễn. Bài thuốc chính là thành quả nghiên cứu dài ngày của Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc, đứng đầu là Tiến sĩ, Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh.
Để có thể ứng dụng rộng rãi trong điều trị, Nhất Nam Định Tâm Khang đã được các chuyên gia đem đi kiểm nghiệm thực tế trên hàng trăm người bệnh một cách khoa học và toàn diện, tuân thủ đúng quy trình của Bộ Y Tế. Hiệu quả chữa bệnh sẽ được đánh giá thực tế qua việc sử dụng, thời gian đạt được hiệu quả, tính an toàn và khả năng tái phát sau điều trị.
Nghiên cứu về bài thuốc đã thu được những kết quả cụ thể và độ tin cậy của bài thuốc trên thử nghiệm và lâm sàng. Hiệu quả và thành công của bài thuốc sẽ làm cơ sở để các nghiên cứu tiếp theo được phát triển quy mô lớn hơn, để có nhiều sản phẩm từ nguồn gốc thảo dược điều trị mất ngủ đến gần hơn người Việt.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!