TỔNG QUAN ĐỀ ÁN NGHIÊN CỨU VÀ PHỤC DỰNG CÁC BÀI THUỐC MẤT NGỦ CỦA VUA GIA LONG
1. Sinh lý giấc ngủ và thực trạng vấn đề mất ngủ
Giấc ngủ là trạng thái sinh lý bình thường của con người xảy ra khi trạng thái ức chế kéo dài của cơ thể. Ngoài ra, giấc ngủ hình thành do sự tổ chức lại các hoạt động của phức hợp các yếu tố nội sinh và ngoại sinh đặc trưng cho vòng tuần hoàn ngày – đêm. Một giấc ngủ sâu sẽ đảm bảo cho sự phục hồi các chức năng hoạt động của não bộ trong trạng thái thức – tỉnh.
Mất ngủ xảy ra khi không thỏa mãn về số lượng và chất lượng trong một thời gian dài bởi nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nếu tình trạng diễn ra thường xuyên sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe thần kinh, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tâm thần, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Theo một số nghiên cứu cho thấy khoảng 20 – 30% tỷ lệ mất ngủ trong cộng đồng. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ người mất ngủ chiếm khoảng 23% dân số, trong đó có hơn 50% người bệnh gặp tình trạng mất ngủ kéo dài suốt hơn 1 tháng. Tại Việt Nam, số lượng bệnh nhân mất ngủ tới khám tại các cơ sở chuyên khoa thần kinh chiếm tỷ lệ từ 10 – 20% và đang có xu hướng gia tăng.
Hiện nay, các chuyên gia đã xác định mất ngủ là nguyên nhân chính dẫn tới nhiều bệnh lý liên quan tới hệ thần kinh. Bên cạnh đó, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh là giúp định hướng và phát hiện những vấn đề bệnh lý, tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành các can thiệp kịp thời tới sức khỏe.
Trước thực trạng này, việc xây dựng “Đề án nghiên cứu và phục dựng bài thuốc mất ngủ của vua Gia Long” chính là giải pháp cấp thiết cho người bệnh mất ngủ.
2. Quan điểm phương hướng điều trị mất ngủ theo YHHĐ
Mất ngủ theo quan điểm YHHĐ là trạng thái không thỏa mãn chất lượng và số lượng biểu hiện bằng các triệu chứng khó ngủ, khó đi vào giấc, thức dậy sớm.
Nguyên nhân cơ chế gây ra bệnh mất ngủ theo YHHĐ:
* Bệnh nguyên: Do tâm lý, cảm xúc, sang chấn tâm lý
* Bệnh sinh: Do yếu tố bên trong hệ thần kinh kích thích gây rối loạn giấc ngủ, như serotonin.
Cách chẩn đoán bệnh mất ngủ theo YHHĐ dựa vào những triệu chứng bên ngoài của người bệnh xảy ra ít nhất ba lần/tuần trở lên hoặc những tổn thương, rối loạn sau khi sử dụng thuốc.
Việc điều trị bằng YHCT sử dụng thuốc Tây kết hợp với các biện pháp trị liệu:
* Nhóm Nhóm Benzodiazepine (BZD) và nhóm thuốc non – benzodiazepin
* Các thuốc chống trầm cảm. Các barbiturat
YHHĐ hay gọi tắt là tây y thông thường tập trung vào làm giảm các triệu chứng bằng việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh tác động tới hệ thần kinh. Do đó có không ít rủi ro khi người bệnh sử dụng phương pháp này nên việc cân nhắc sử dụng phải tuân theo liệu trình của bác sĩ.
3. Quan điểm chữa mất ngủ theo YHCT
Theo YHCT, chứng mất ngủ được hiểu là chứng “Thất miên”, “bất mị”, hay “bất đắc miên”. Các biểu hiện chính là việc khó hòa nhập hoặc khó vào giấc, ngủ dậy sớm. Những trường hợp nặng sẽ không ngủ được suốt đêm.
Bệnh mất ngủ theo luận chứng của YHCT gây ra bởi 4 nguyên nhân chính:
- Tình chí bị tổn thương
- Ẩm thực bất tiết (ăn uống không điều độ)
- Mệt mỏi quá độ
- Người già mắc bệnh lâu ngày, cơ thể bị suy nhược
Từ đó khiến cho tâm không được nuôi dưỡng, tà khí nhiễu loạn khiến mất ngủ xảy ra thường xuyên. Các yếu tố gây mất ngủ sẽ hình thành nên 5 thể bệnh mất ngủ chính gồm: Thể tâm tỳ hư (tâm thận âm hư), Thể tâm thận bất giao (âm hư hỏa vượng), Thể tâm đởm khí hư, Thể can uất hóa hỏa (Can khí uất kết), Thể tâm âm bất túc.
Mỗi thể bệnh sẽ có triệu chứng đặc trưng riêng biệt và các phác đồ điều trị khác nhau. Tuy nhiên phương pháp điều trị chính của các thể bệnh vẫn tập trung an thần, dưỡng tâm và bồi bổ ngũ tạng, lưu thông khí huyết nhờ vào việc phối kết hợp các bài thuốc khác nhau.
Phác điều trị theo Đông y (YHCT) tận dụng những thảo dược tự nhiên mang đến độ an toàn, lành tính và hiệu quả lâu dài. Do đó, xu hướng hiện nay người bệnh mất ngủ nói riêng và các bệnh lý khác lại ưu tiên sử dụng Đông y khắc phục vấn đề và không gây ra những tác dụng phụ đến sức khỏe.
4. Phương pháp nghiên cứu
CƠ SỞ NGHIÊN CỨU: Dựa vào y lý của YHHĐ kết hợp cùng YHCT và dựa vào những tư liệu lịch sử trong cuốn “Châu Bản Triều Nguyễn – Ngự dược nhật ký”.
ĐƠN VỊ NGHIÊN CỨU: Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc
NGƯỜI NGHIÊN CỨU: Đề án nghiên cứu và phục dựng bài thuốc mất ngủ của vua Gia Long được nghiên cứu bởi Tiến sĩ – Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh bằng việc phân tích và nghiên cứu những tài liệu y học có giá trị vào thực nghiệm.
CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU: Phân tích thành phần, công dụng của từng vị thuốc trong bài thuốc nghiên cứu cùng phân tích những tác động tới các thể bệnh mất ngủ hiện đại.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG:
- Khoảng 500 người bệnh mất ngủ đã được khám và chẩn đoán tại Nhất Nam Y Viện.
- Độ tuổi: 20 – 60 tuổi, không phân biệt giới tính
- Thời gian kiểm nghiệm: Từ 3 – 4 tháng kể từ khi bắt đầu sử dụng
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Đang mắc 1 trong 3 thể bệnh mất ngủ phổ biến gồm Thể tâm thận âm hư, Thể khí huyết hư, Thể can khí uất kết.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp chính: Tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng có đối chứng thực tế.
- Phương pháp phân tích dữ liệu: Từ các dữ liệu thu được sau kiểm nghiệm, tiến hành vận dụng các phương pháp phân tích, thống kê số liệu để thu thập và xử lý chính xác. Ngoài ra, tiến hành so sánh với các kết quả trước, sau điều trị của từng bệnh nhân để thấy được hiệu quả điều trị.
XỬ LÝ DỮ LIỆU:
Áp dụng phương pháp xác suất thống kê, tỷ lệ phần trăm để tiến hành phân tích và được sự đồng ý của các bộ ban ngành liên quan.
5. Tổng quan về kết quả nghiên cứu – Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang
Qua kết quả nghiên cứu đã chứng minh được hiệu quả của YHCT trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng đặc biệt là trong điều trị mất ngủ. Ứng dụng những thành quả đi trước từ YHCT triều Nguyễn đã được kiểm chứng, đề án nghiên cứu đã chọn lọc đồng thời phát triển từ phương thuốc chữa mất ngủ của Vua Gia Long để hình thành nên giải pháp chữa mất ngủ hiệu quả, có tính ứng dụng cao trong cộng đồng – Nhất Nam Định Tâm Khang.
Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang dùng trong điều trị mất ngủ 3 thể bệnh gồm khí huyết hư, can khí uất kết và tâm thận âm hư. Bài thuốc được gia giảm một số thành phần dựa theo kinh nghiệm thực tiễn giúp an thần, bổ khí huyết, hành khí, hòa vị, dẫn thuốc vào tâm tỳ.
Kết quả nghiên cứu hình thành 4 bài thuốc nhỏ đặc trị trong bộ mất ngủ gồm:
- Nhất Nam Định Tâm Hoàn
- Nhất Nam Dưỡng Tâm Huyết
- Nhất Nam Dưỡng Tâm Thận
- Nhất Nam Dưỡng Tâm Cam
Thuốc được kiểm nghiệm và ứng dụng tại Nhất Nam Y Viện theo dạng thang thuốc hoặc có hỗ trợ bào chế riêng. Người bệnh sử dụng theo liều lượng quy định dựa vào thể bệnh gặp phải.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!