Quan điểm phương hướng chữa mất ngủ theo y học hiện đại và y học cổ truyền
Y học cổ truyền (YHCT) và y học hiện đại (YHHĐ) là hai phạm trù có cách tiếp cận điều trị khác nhau. Nếu YHHĐ tập trung làm giảm các vấn đề triệu chứng bên ngoài nhanh chóng thì YHCT lại khắc phục từ sâu căn nguyên gây bệnh. Hai quan điểm khi áp dụng trong điều trị mất ngủ đều đem đến hiệu quả cao nhưng so với YHHĐ, YHCT lại được nhiều người bệnh tin chọn hơn cả.
Quan điểm theo y học hiện đại
Mất ngủ theo quan điểm hiện đại được định nghĩa là trạng thái khi không được thỏa mãn cả về số lượng và chất lượng giấc ngủ. Trạng thái này tồn tại trong một thời gian dài ít nhất một tháng và được biểu hiện bằng các triệu chứng như khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ hoặc thức dậy sớm. Chất lượng và thời gian ngủ không được thỏa mãn và thường xuất hiện khi có yếu tố tâm lý, stress.
Theo góc nhìn của YHHĐ, nguyên nhân gây ra mất ngủ do 2 nguyên nhân chính:
* Bệnh nguyên
Do yếu tố tâm lý, rối loạn cảm xúc, tâm căn, mất ngủ xảy ra sau khi người bệnh trải qua một sang chấn tâm lý hoặc gặp vấn đề bất lợi trong cuộc sống. Sang chấn tâm lý cùng stress giống như yếu tố khởi phát gây ra trạng thái mất ngủ. Mất ngủ thường xảy ra thường xuyên khi người bệnh có sang chấn tâm lý.
* Bệnh sinh
Đến nay, nhiều chuyên gia đã chứng minh được vai trò của serotonin đối với giấc ngủ nói chung và bệnh mất ngủ nói riêng. Đối với bệnh mất ngủ, khi nồng độ serotonin ở khe sy-náp và trong dịch não tủy có hiện tượng giảm rõ rệt 20-30% chính là nguyên nhân gây bệnh.
Cách chẩn đoán bệnh mất ngủ theo YHHĐ :
- Người bệnh thường xuyên khó đi vào giấc ngủ hay khó duy trì giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ kém.
- Hiện tượng rối loạn giấc ngủ đã xảy ra ít nhất là ba lần trong một tuần trở lên.
- Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, hoạt động khó khăn, các chức năng bị rối loạn ngay cả lúc ban ngày.
- Không có nguyên nhân tổn thương thực thể, như là tổn thương hệ thần kinh hoặc những bệnh lý khác, rối loạn hành vi hoặc do dùng thuốc.
Quan điểm YHHĐ tập trung vào các triệu chứng bên ngoài của bệnh do đó các phương pháp điều trị cũng sẽ giải quyết những vấn đề trên bằng việc sử dụng tâm lý trị liệu kết hợp với dược lý. Các loại thuốc Tây thường được sử dụng để khắc phục nhanh chóng tình trạng mất ngủ.
Quan điểm mất ngủ theo y học cổ truyền
Dưới góc nhìn của YHCT, mất ngủ là chứng bệnh thuộc phạm trù “Thất miên”, “bất mị”, hay “bất đắc miên”. Biểu hiện chính là việc khó hòa nhập vào giấc hoặc khó duy trì vào giấc ngủ. Mức độ mất ngủ theo YHCT phân ra thành nhiều mức độ, biểu hiện nhẹ sẽ chỉ có hiện tượng khó vào giấc, ngủ không sâu, nửa mê nửa tỉnh, dậy sớm, khó nhập giấc. Với những trường hợp ở mức nặng sẽ trằn trọc suốt đêm, không thể ngủ được.
Nguyên nhân cơ chế gây ra chứng mất ngủ theo YHCT được biểu hiện như sau:
Theo sơ đồ, nguyên nhân gây bệnh mất ngủ được chia thành 4 nguyên nhân chính gồm:
- Tình chí bị tổn thương: Do động loạn khí cơ của ngũ tạng, hao tổn tinh khí của ngũ tạng
- Ẩm thực bất tiết (ăn uống không điều độ): Nguyên nhân do tỳ mất kiện vận cộng với vị mất hòa giáng gây nên.
- Mệt mỏi quá độ: Do hao tổn tâm huyết, can thận tinh khuy.
- Người già mắc bệnh lâu ngày, cơ thể bị suy nhược: Nguyên nhân gây ra bởi ngũ tạng tinh khuy kết hợp với âm dương khuy hư.
Từ các nguyên nhân trên dẫn tới tà khí nhiễu tâm, tâm không được nuôi dưỡng làm tâm thận mất đi chỗ trú ngụ, gây ra chứng mất ngủ.
Nếu YHHĐ tập trung làm giảm các chứng bệnh bên ngoài thì YHCT lại tác động tới sâu căn nguyên gây ra mất ngủ. YHCT chia chứng mất ngủ theo 5 thể bệnh chính, mỗi thể bệnh sẽ có những triệu chứng điển hình và phương pháp điều trị khác nhau:
Thể tâm tỳ hư (tâm thận âm hư)
- Triệu chứng: Mất ngủ, dễ tỉnh giấc bất chợt, hay mơ ngủ, hay quên kèm theo chứng hoa mắt chóng mặt, người mệt mỏi, tay chân rã rời. Người bệnh thường mất cảm giác ăn uống, không ngon miệng, chán ăn, đầy bụng; sắc mặt nhợt nhạt; chất lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng hoặc rêu nhờn dày; mạch tế nhược hoặc nhu hoạt.
- Pháp điều trị: Kiện tỳ, Dưỡng tâm. An thần
Thể tâm thận bất giao (âm hư hỏa vượng)
- Triệu chứng: Thường xuyên mất ngủ, chóng mặt ù tai, tâm phiền, đau nhức mỏi lưng, ngũ tâm phiền nhiệt, đàn ông dễ bị mộng tinh, miệng khô, chất lưỡi đỏ, ít rêu hoặc không rêu, mạch tế sác.
- Pháp điều trị: Dưỡng tâm an thần, tư âm giáng hỏa
Thể tâm đởm khí hư
- Triệu chứng: Khi ngủ dễ bị tỉnh giấc, giật mình, hay bị sợ hãi, giật mình, khí đoản, nước tiểu trong. Người mệt mỏi nhưng khó ngủ,, sắc mặt nhợt; hoa mắt chóng mặt, miệng và họng khô, chất lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng, hoặc chất lưỡi đỏ, mạch huyền tế hoặc huyền nhược.
- Pháp điều trị: Ích khí trấn kinh, an thần định chí
Thể can uất hóa hỏa
- Triệu chứng: Ngủ không sâu giấc, khó ngủ, tính tình dễ cáu giận, nếu nặng bệnh nhân cả đêm không ngủ được, tức ngực, đau tức vùng mạng sườn, miệng khát, thích uống nước, chán ăn, miệng khô, đắng miệng, mắt đỏ, ù tai, nước tiểu vàng, hoặc bệnh nhân hoa mắt chóng mặt, đau đầu dữ dội, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc rêu vàng khô, mạch huyền sác hoặc huyền hoạt sác.
- Pháp điều trị: Thanh can tả nhiệt, an thần
Thể tâm âm bất túc
- Triệu chứng: Đầu đau nhức, nặng đầu, tức ngực, tâm phiền, có thể kèm buồn nôn, nôn, ợ hơi, miệng đắng, hoa mắt chóng mặt hoặc đại tiện táo, cả đêm mất ngủ, chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhờn, mạch hoạt sác.
- Pháp điều trị: Thanh nhiệt hóa đàm, hòa trung an thần
Trong 5 thể bệnh mất ngủ kể trên, ba thể bệnh gồm tâm thận âm hư, can khí uất kết, khí huyết hư là các thể bệnh mà đại đa số người bệnh hiện nay mắc phải. Do đó, việc xây dựng đề án nghiên cứu sẽ tập trung vào 3 thể bệnh trên, làm rõ và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp với từng thể bệnh.
Từ những luận cứ trên về bệnh mất ngủ có thể thấy được, YHCT có ưu thế vượt trội hơn so với việc điều trị bằng YHHĐ (Tây y). Bởi nếu Tây y tập trung vào việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh có tác động mạnh tới hệ thần kinh sẽ gây ra tác dụng phụ và tình trạng lạm dụng thuốc. Còn Đông y (YHCT) sử dụng các nguyên liệu từ thảo dược tự nhiên nên tuyệt đối an toàn cho sức khỏe, hiệu quả lâu dài.
Việc phát triển ra giải pháp điều trị mất ngủ từ YHCT luôn được nhiều người bệnh quan tâm hơn cả đặc biệt là những bài thuốc thảo dược có nguồn gốc lâu đời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!