[Phần I] Hành trình tìm về vùng đất cố đô – “cái nôi” lưu giữ nhiều bài thuốc mất ngủ quý của Thái Y Viện triều Nguyễn
Huế – mảnh đất kinh kỳ cũ của nước ta dưới triều Nguyễn, được coi là mảnh đất “địa linh nhân kiệt” và cũng là vùng đất lưu giữ nhiều bài thuốc cổ phương từ Thái Y Viện triều Nguyễn. Huế cũng chính là nơi mà theo TS. BS Nguyễn Thị Vân Anh cho là “cái nôi” lưu giữ nhiều bài thuốc quý mà trong rất nhiều chuyến công tác bác sĩ Vân Anh đã có cơ duyên tìm hiểu và khám phá.
Hành trình gian nan tìm về cố đô Huế – Nơi lưu giữ nhiều tư liệu quý về bài thuốc mất ngủ
Trong suốt quãng thời gian công tác của mình, không ít lần TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh (Giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc, Nguyên Trưởng khoa Nội – BV YHCT Trung ương) được nghe kể những giai thoại từ Thái Y Viện Triều Nguyễn. Giai thoại hé lộ rằng nơi đây cất giữ nhiều bí mật về những bài thuốc cổ phương, những dược liệu quý hiếm tiến dâng lên vua chúa và hoàng thân quốc thích. Đặc biệt, ngay từ khi Thái Y Viện ra đời vào năm Gia Long thứ nhất, Thái Y Viện đã thành công trong việc nghiên cứu ra bài thuốc giúp vua an giấc ngủ ngon.
Dù đã được nghe kể từ lâu và rất hào hứng với những bài thuốc cổ xưa, dù rất say mê với nền y học cổ truyền nhưng lịch trình công tác bận bịu cùng nhiều yếu tố khác. Chỉ đến khi nghỉ hưu Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh mới có thời gian quay về Huế để tìm hiểu thực hư của những bài thuốc đã thất truyền này.
Theo bác sĩ Vân Anh, động lực thôi thúc bác sĩ quyết tâm tìm về những bài thuốc Thái Y Viện triều Nguyễn là cả một câu chuyện dài. Ts. BS Nguyễn Thị Vân Anh cho biết:
“Thời gian công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, tôi đã từng tiếp nhận rất nhiều ca bệnh khác nhau. Trong số đó phải kể đến trường hợp của một nam bệnh nhân đặc biệt và có hoàn cảnh khó khăn.
Quá trình khám chữa cho bệnh nhân này cũng gặp phải rất nhiều khó khăn: Bệnh nhân cũng đã từng thử nhiều bài thuốc, nhiều phương pháp điều trị khác nhau nhưng chưa thực sự đạt được hiệu quả. Bệnh nhân tìm đến tôi khi hy vọng chữa bệnh gần như đã cạn. Ca bệnh khiến tôi thật sự trăn trở bởi căn cứ vào tình trạng bệnh khi đó, quả thực, các bài thuốc hiện tại chưa đủ khả năng để loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng, điều trị chuyên sâu từ bên trong cho người bệnh.
Trong quá trình khám chữa bệnh, tôi cũng được bệnh nhân chia sẻ rằng, trước đó có một thời gian bệnh nhân từng dùng thuốc của một lương y tại Huế cũng cho hiệu quả khá tốt. Khi đó, tôi mới chợt nhớ lại mình từng đọc nhiều sách y cũng ghi chép về các bài thuốc của Thái Y Viện xưa, một vài vị danh y thế hệ trước cũng vẫn thường kể lại giai thoại về Thái Y Viện triều Nguyễn…
Từ đó, tôi đã quyết định tìm về Huế và những chuyến công tác tại vùng đất cố đô của tôi bắt đầu từ khoảng cuối năm 2016. ”
Vậy là chuyến công tác đầu tiên với mục đích tìm hiểu, phục hưng bài thuốc quý cùng những giá trị của nền YHCT dân tộc của TS. BS. Nguyễn Thị Vân Anh đã bắt đầu. Bác sĩ Vân Anh cũng đã liên hệ với các đơn vị như: Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Đông y tỉnh Thừa Thiên Huế, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, Thư viện Quốc gia Việt Nam… đến các nhà nghiên cứu văn hoá, lịch sử Cung đình Huế.
Chuyến công tác này đã giúp Ts. BS Nguyễn Thị Vân Anh hiểu thêm về lịch sử văn hóa nơi đây và cũng tìm thêm được khá nhiều tư liệu về Thái Y Viện. Thế nhưng, khoảng cách lịch sử giữa triều Nguyễn xưa và Huế ngày nay khá lớn. Không chỉ vậy, sau khi vua Bảo Đại thoái vị đa phần các tài liệu sách quý cũng không còn được lưu giữ. Thái Y Viện cùng những bài thuốc của Ngự y Cung đình cũng dần mai một và thất truyền từ đó.
Hành trình của bác sĩ Vân Anh đã gặp phải nhiều khó khăn và vị danh y cũng hiểu rằng: Để khám phá được bài thuốc quý cần có sự đồng hành hỗ trợ của những chuyên gia cùng chung chí hướng. Đây là lý do mà TS. BS Vân Anh đã quay trở về và cùng các chuyên gia thành lập hội đồng nghiên cứu, lập kế hoạch nghiên cứu một cách bài bản hơn.
Thành lập đội ngũ nghiên cứu cùng chung mục tiêu phục hưng nền YHCT dân tộc
Với mong muốn lưu giữ những giá trị tinh hoa của Thái Y Viện triều Nguyễn, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh đã cùng nhiều y bác sĩ giỏi trong lĩnh vực YHCT đã quyết định thành lập Viện Nghiên cứu và Phát triển y dược cổ truyền dân tộc. Viện là đơn vị chuyên môn có nhiệm vụ chuyên sưu tầm, nghiên cứu các bài thuốc, phương pháp điều trị bệnh bằng y học cổ truyền, đặc biệt là các bài thuốc từ Cung Đình Huế.
Ngay sau khi thành lập, với mục đích rõ ràng và hướng đi đặc biệt của mình, Viện NC & PT Y dược cổ truyền đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều chuyên gia có tâm huyết với nền y học dân tộc.
Viện đã tập hợp được đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu về y học cổ truyền hiện nay như:
- Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên Trưởng khoa Nội bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền Dân tộc
- Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
- Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Hữu Tuấn – Nguyên Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
- Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Chuyên khoa I Vi Văn Thái – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
- Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Thị Phương – Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông
- Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thị Nhuần – Nguyên Trường khoa Khám bệnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
Đội ngũ nghiên cứu của Viện NC & PT Y dược cổ truyền dân tộc đã tìm hiểu rất kĩ về kinh thành Huế, về Thái Y Viện xưa và mô hình thăm khám của các Ngự y triều Nguyễn. Bác sĩ Lê Hữu Tuấn cho biết:
“Dưới triều Nguyễn, Thái Y Viện được biết đến là một đơn vị y tế chuyên phục vụ công việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhà vua, hoàng tộc và triều đình. Thái Y Viện triều Nguyễn là cơ quan y tế cấp trung ương được hình thành từ thời Gia Long và hoàn chỉnh dưới thời Minh Mạng. Trải qua nhiều đời vua khác nhau, Thái Y Viện vẫn thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc chăm sóc sức khỏe cho các bậc vua chúa.”
Tuy nhiên, theo thời gian mô hình hoạt động của Thái Y Viện, đặc biệt là những bài thuốc, những phương pháp điều trị cho bậc Đế vương dần bị mai một và thất truyền. Để tìm hiểu kĩ hơn về Thái Y Viện và những bài thuốc quý được lưu giữ tại đây, đội ngũ nghiên cứu đã quyết định quay trở về Huế, tiếp tục chuyến công tác tiếp theo trong hành trình tìm kiếm thuốc.
Như vậy, hành trình tìm về vùng đất cố đô và quyết tâm phục dựng các bài thuốc quý đã được đội ngũ nghiên cứu đặc biệt đầu tư kĩ lưỡng. Chuyến công tác đầu tiên về Huế tuy chưa đạt được thành quả như mong muốn nhưng đó chính là cơ sở, tiền đề cho quá trình nghiên cứu sau này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!