Hé lộ bí mật từ cuốn Châu Bản Triều Nguyễn – Ngự dược nhật kí tài liệu vô giá về y học triều Nguyễn
Sau khi đăng cơ, vua Gia Long đã thiết lập lại cơ cấu điều hành quốc gia, tổ chức bộ máy hành chính trong triều đình, cho soạn bộ luật Gia Long, thành lập Thái Y Viện và đặc biệt quan tâm đến vấn đề y tế – sức khỏe. Vì thế, nền YHCT dưới triều Nguyễn đã nhanh chóng gặt hái được nhiều thành tựu rực rỡ, tất cả được ghi chép trong cuốn Châu Bản triều Nguyễn – Ngự dược nhật kí. Cùng khám phá những bí mật được ghi chép trong cuốn sách quý này.
Châu Bản Triều Nguyễn – Ngự dược nhật kí là gì?
Từ ngàn đời nay, trải qua những biến động thăng trầm của lịch sử, nền YHCT của dân tộc ta vẫn giữ một vị thế quan trọng. Đặc biệt, đến triều đại nhà Nguyễn, nền YHCT đã có những bước tiến vượt bậc. Thành tựu YHCT triều Nguyễn bắt đầu có được với sự ra đời của Thái Y Viện. Bằng việc tuyển chọn nghiêm ngặt những Thái y vào làm việc trong Hoàng cung, trực tiếp chăm lo sức khỏe cho vua chúa, Thái Y Viện đã dần tìm kiếm và cho ra đời những bài thuốc, những phương pháp chữa bệnh đạt hiệu quả cao.
Nhằm lưu giữ lại quá trình thăm khám và theo dõi sức khỏe cho nhà vua và các vị Hoàng thân, quý tộc, Thái Y Viện đã ghi chép lại trong cuốn Châu bản triều Nguyễn – Ngự dược nhật kí.
Châu bản triều Nguyễn là tổng hợp văn bản hành chính hình thành trong hoạt động quản lý nhà nước của triều Nguyễn từ khi Vua Gia Long lên ngôi cho đến khi Vua Bảo Đại thoái vị (1945). Trong Châu bản gồm các chiếu thư do Hoàng đế ban hành, văn bản do các cơ quan trong hệ thống chính quyền dâng tấu lên Hoàng đế phê duyệt. Tất cả đều được ghi chép bằng mực son, có ấn triện.
Châu bản dùng để chỉ các tài liệu gốc, duy nhất có bút tích phê duyệt của các Hoàng đế triều Nguyễn với các hình thức ngự phê phong phú và độc đáo như: Châu điểm, Châu phê, Châu khuyên, Châu mạt, Châu sổ, Châu cải…. Những ghi chép để lại cho thấy, có đến 773 tập châu bản tương đương khoảng 85.000 văn bản. Châu bản triều Nguyễn được đánh giá là khối tài liệu hành chính lưu giữ đầy đủ và hoàn chỉnh nhất về một triều đại phong kiến ở Việt Nam.
Theo các nhà sử học, Châu bản mang tính xác thực cao vì được ban hành và tiếp nhận, xử lý bởi chính các Hoàng đế triều Nguyễn. Đến nay, Châu bản triều Nguyễn được coi là tài liệu đặc biệt quý hiếm đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước – Bộ Nội vụ.
Châu bản triều Nguyễn đáp ứng đầy đủ các tiêu chí từ hình thức đến nội dung cũng như tính độc đáo, xác thực, tầm ảnh hưởng khu vực và quốc tế… Vì thế, cuốn sách bao gồm những tài liệu Châu bản đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vào tháng 5 năm 2014.
Ngự Dược Nhật Ký là một cuốn sách được trích trong hệ thống Châu Bản Triều Nguyễn. Cuốn Ngự Dược Nhật Ký chủ yếu ghi chép lại tất cả các bài thuốc quý của Thái Y Viện cũng như công việc, cuộc sống, quá trình khám chữa bệnh và cả những vinh – nhục của các Ngự y dưới thời Cung Đình triều Nguyễn.
Riêng Ngự Dược Nhật Ký hiện nay đã được công nhận là một di sản văn hóa phi vật thể đặc biệt quý hiếm và được xem là bảo vật quốc gia. Về mặt y thuật, các bệnh án ngự chẩn, ngự trị cho nhà vua và dâng tiến ngự dược của Thái Y Viện có giá trị vô cùng đặc biệt. Nhiều bài thuốc hay, những phương thức chữa bệnh hiệu quả được ghi chép lại trong cuốn Ngự Dược Nhật Ký chính là tiền đề quan trọng để thế hệ ngày nay kế thừa, tiếp nối và phát triển nền Đông y trong thời hiện đại.
Cuốn sách quý giúp các bác sĩ “vén màn” bí mật về các bài thuốc quý
Theo những ghi chép trong Ngự dược nhật ký: Thái Y Viện Triều Nguyễn chuyên phụ trách vấn đề bắt mạch, kê đơn, nghiên cứu và bào chế thuốc men. Hằng ngày, thái y sẽ đảm nhận thăm khám và chữa trị cho Hoàng thân quý tộc, ngoài ra, Thái Y Viện còn có riêng một bộ phận phụ trách việc phòng chống dịch bệnh cho toàn kinh thành. Về sau, khi Thái Y Viện dần phát triển, những người làm việc tại đây được phân theo cấp bậc, có chức quan riêng, phần lớn họ được gọi là Ngự y hoặc Thái y.
Ngự y trong Thái Y Viện được tuyển chọn từ những danh y trong dân gian, trải qua thi tuyển và đào tạo bài bản để vào cung khám chữa bệnh. Họ đều có chung đặc điểm là một lòng tôn sùng, coi vua là thiên tử, dành hết tâm huyết chăm lo sức khỏe cho vua. Thêm vào đó, những công việc ở gần vua và quý tộc Hoàng cung mặc dù được phong tước vị cao, quan bổng hưởng không hết nhưng họ luôn phải chịu áp lực lớn từ việc “dao kề ngay cổ”. Chỉ cần mắc phải sai sót nhỏ trong khi chữa trị nhẹ thì bị lưu đày tù ngục, nặng thì mang tội xử trảm cả dòng tộc. Chính bởi những áp lực liên quan đến tính mạng mà các Ngự y của Thái Y Viện triều Nguyễn luôn làm việc vô cùng nghiêm túc và cho ra đời rất nhiều bài thuốc chữa bệnh hiệu quả cao.
Từ những tiền đề các bài thuốc quý tại Thái Y Viện, ngày nay hậu thế luôn mong muốn tiếp tục phát huy những tinh hoa của YHCT xưa để chăm sóc sức khỏe cho người hiện đại.
Y học triều Nguyễn từng ghi dấu ấn vàng son một thời là thế nhưng ngày nay nền Y học Cung Đình Huế gần như đã đi vào quên lãng, tài liệu ghi chép thất lạc nhiều lại thêm khoảng cách lịch sử quá lớn. Những bài thuốc quý xưa kia nay chỉ còn là giai thoại. Những giai thoại này đã thôi thúc rất nhiều các y bác sĩ tâm huyết với nền y học dân tộc tìm tòi nghiên cứu. Đặc biệt, Ts.Bs Nguyễn Thị Vân Anh (Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc, Giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện, Nguyên Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương) từ lâu đã mong ước dành thời gian tìm hiểu về những bí mật trong các bài thuốc quý triều Nguyễn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh đã cùng những cộng sự của mình nhiều lần quay về Huế để nghiên cứu và tìm tòi những tài liệu về những bài thuốc cổ xưa. Sau nhiều chuyến công tác với nhiều khó khăn, đội ngũ nghiên cứu đã may mắn khi được cầm trên tay cuốn Ngự Dược Nhật Kí – Châu Bản Triều Nguyễn. Cuốn tài liệu quý này đã giúp đội ngũ nghiên cứu có thêm căn cứ để tiến hành nghiên cứu và phục dựng thành công những bài thuốc quý với công hiệu vượt trội.
Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc – nơi nghiên cứu, phục dựng thành công nhiều bài thuốc quý “có một không hai”
Để ứng dụng các bài thuốc quý từ Thái Y Viện vào điều trị thực tế, đội ngũ chuyên gia của Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc đã kết hợp cùng với đơn vị Nhất Nam Y Viện. Từ đây, nhiều bài thuốc quý đã được chuyển giao ứng dụng điều trị đa bệnh tại Nhất Nam Y Viện như: Điều trị các chứng bệnh sinh lý nam khoa với bài thuốc quý Uy Long Đại Bổ; tán sỏi – tiêu viêm với công thức đặc biệt từ bài thuốc Nhất Nam Tiêu Thạch Khang; lấy lại giấc ngủ chất lượng với bài thuốc thảo dược an toàn Nhất Nam Định Tâm Khang…
Những bài thuốc được nghiên cứu, cải tiến bởi Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc chính là lời giải đáp chính xác nhất cho câu hỏi về “bí mật” của các phương thuốc cổ. Tất cả các giải pháp điều trị này đều có sự kết hợp linh hoạt với y lý hiện đại, mang đến hiệu quả điều trị chuyên sâu nhất.
Trên nền tảng những bài thuốc cổ được ghi chép tại Châu Bản triều Nguyễn – Ngự dược nhật kí các bài thuốc đã được cải tiến với tỷ lệ dược liệu hài hòa, cân đối, quá trình bào chế khép kín theo tiêu chuẩn.
Đặc biệt, Viện NC&PT Y dược cổ truyền dân tộc rất chú trọng đến khâu kiểm định chất lượng dược liệu và hiệu quả của thuốc. Đơn vị luôn tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm kĩ lưỡng trước khi đưa vào ứng dụng điều trị thực tế. Điều này càng đảm bảo độ an toàn cho người bệnh khi dùng thuốc, giải quyết triệt để vấn đề “thuốc xưa – người nay”.
Như vậy Châu bản triều Nguyễn – Ngự dược nhật ký thực sự là một kho tàng tài liệu vô giá giúp các y bác sĩ kết nối giữa các y học cổ truyền xưa và cuộc sống con người hiện đại thời nay.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!