Phương pháp nghiên cứu “Đề án nghiên cứu và phục dựng các bài thuốc chữa mất ngủ của Vua Gia Long”

Rate this post

Dựa trên những những phân tích từ thực trạng mất ngủ hiện nay cùng kết quả thực tế trong điều trị, các phân tích y lý từ y học hiện đại, nhóm chuyên gia nghiên cứu đứng đầu là Tiến sĩ – Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh đã phân tích và thực hiện đề án với những phương pháp nghiên cứu trong thực nghiệm. 

1. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU

“Đề án nghiên cứu và phục dựng các bài thuốc chữa mất ngủ của Vua Gia Long” được nghiên cứu từ những y lý của y học hiện đại và y học cổ truyền kết hợp cùng thực trạng hiện nay. 

Ngoài ra, cơ sở hình thành nên đề án nghiên cứu gồm:

  • Nghiên cứu từ các chuyến đi thực tế về Huế, gặp những cá nhân, tập thể.
  • Tìm hiểu thực tế từ các dấu ấn, di tích lịch sử.
  • Nghiên cứu công thức, phân tích các bài thuốc, vị thuốc chữa mất ngủ từ cuốn “Châu Bản Triều Nguyễn – Ngự dược nhật ký”

2. NGHIÊN CỨU TRÊN THỰC NGHIỆM

2.1. Chất liệu nghiên cứu: 

Phân tích các thành phần dược liệu có trong bài thuốc cổ của Vua Gia Long, cách thức bào chế, chiết xuất. Ngoài ra, dựa vào y lý của Y học cổ truyền để chẩn đoán ra căn nguyên gây bệnh của Vua Gia Long từ những tư liệu thu được. 

2.2 Địa điểm nghiên cứu: Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc

2.3. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

  • Nghiên cứu, phân tích dược tính, độc tính trong từng thành phần thuốc bằng các thiết bị nghiên cứu chuyên sâu.
  • Nghiên cứu tác dụng của từng thành phần thuốc trên mô hình thực nghiệm thực tế của Y học cổ truyền.

3. NGHIÊN CỨU TRÊN LÂM SÀNG

Kết quả thu được sau quá trình nghiên cứu của đề án là bài thuốc chữa mất ngủ Nhất Nam Định Tâm Khang. Bài thuốc trước khi ứng dụng điều trị được trải qua công đoạn nghiên cứu trên lâm sàng. Cụ thể:

3.1. Chất liệu nghiên cứu 

  • Thuốc nghiên cứu: Bài thuốc chữa mất ngủ Nhất Nam Định Tâm Khang được phục dựng lại từ bài thuốc của Vua Gia Long: Thành phần, thuốc, hàm lượng bào chế và liều dùng trên lâm sàng.
  • Thuốc đối chứng thuốc sắc, thành phần chính gồm: Bá tử nhân, Táo nhân, Phù tiểu mạch, Lạc tiên, Bành vôi, Tầm gửi, Trám đen, Bạch quả, Đẳng sâm, Đan sâm, Huyền sâm, Thiên môn, Mạch môn, Thiên ma, Sinh địa, Sài Hồ, Chỉ xác, Hương phụ, Uất kim, Đương quy, Bạch thược, Bạch truật, Bạch Linh, Táo Nhân, Viễn chí,…
  • Thuốc được bào chế thành 4 bài thuốc nhỏ áp dụng điều trị cho 3 thể bệnh mất ngủ: thể tâm thận âm hư, thể khí huyết hư, thể can khí uất kết.
  • Dạng thuốc được chia thang, hỗ trợ sắc sẵn trong hộp đựng,tiệt trùng. Liều lượng sử dụng phụ thuộc vào thể trạng bệnh.
Bộ sản phẩm chữa mất ngủ Nhất Nam Định Tâm Khang
Bộ sản phẩm chữa mất ngủ Nhất Nam Định Tâm Khang

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Là những người bệnh mất ngủ đã được khám và chẩn đoán, đang điều trị tại đơn vị Nhất Nam Y Viện (Đơn vị nghiên cứu và ứng dụng những bài thuốc từ Thái Y Viện triều Nguyễn trong chăm sóc sức khỏe). 

Tổng số bệnh nhân nghiên cứu: Lấy khoảng 500 bệnh nhân ở mọi đối tượng từ 20 – 60 tuổi, giới tính bất kỳ đang gặp tình trạng mất ngủ ở các thể bệnh. Loại trừ những trường hợp bệnh nhân mắc những bệnh lý khác gây ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu. 

Chia đối tượng nghiên cứu thành 2 nhóm tuổi theo phương pháp ghép cặp, dựa vào chẩn đoán mất ngủ theo YHHĐ và các thể bệnh theo YHCT. 

* Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHHĐ 

Tứ chẩn Thể lâm sàng Thể tâm thận âm hư Thể khí huyết hư Thể can khí uất kết
Vọng Sắc mặt nhợt, đầu lưỡi hồng, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc không rêu Sắc mặt nhợt nhạt, hoặc úa vàng, miệng, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc không rêu, tinh thần bạc nhược Sắc mặt nhợt, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc rêu vàng khô,
Văn  Tiếng nói nhỏ, rõ, hơi thở không hôi Tiếng nói nhỏ, rõ, hơi thở ngắn, không hôi
Vấn  Tâm phiền, hồi hộp, ít ngủ hay mê, có mồ hôi trộm, kém ăn, miệng khô, miệng nhạt, mỏi mệt, chân tay buồn bã, triều nhiệt, hoa mắt, ù tai, kinh nguyệt không đều, hoặc kinh ít Hồi hộp hay quên, ít ngủ hay mê, kém ăn, mỏi mệt, choáng váng, có thể xuất huyết dưới da, kinh nguyệt không đều, sắc nhợt, lượng nhiều, băng lậu hoặc kinh ít, kinh bế. Ngủ không sâu giấc, khó ngủ, tính tình dễ cáu giận, nếu nặng bệnh nhân cả đêm không ngủ được, tức ngực, đau tức vùng mạng sườn, miệng khát, thích uống nước, chán ăn, miệng khô, đắng miệng, mắt đỏ, ù tai, nước tiểu vàng, hoặc bệnh nhân hoa mắt chóng mặt, đau đầu dữ dội,
Thiết Mạch tế sác Mạch tế nhược Mạch huyền sác hoặc huyền hoạt sác

4. Phương pháp nghiên cứu

  • Phương pháp nghiên cứu chính là tiến cứu, thử nghiệm trên lâm sàng có đối chứng thực tế.
  • Đối tượng nghiên cứu được tiến hành điều trị bằng bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang theo liệu trình điều trị 4 tháng liên tục. 

Các phương pháp nghiên cứu chính được thực hiện trong quá trình thực hiện đề án gồm: 

  1. Phương pháp phân tích: Vận dụng phương pháp phân tích để làm sáng tỏ mối tương tác giữa các thành phần và hiệu quả điều trị. 
  2. Phương pháp thống kê: Để thống kê được số liệu giúp hiểu rõ được hiệu quả của kiểm nghiệm lâm sàng, thành phần và tính chất, đồng thời giúp chỉnh lý thông tin sử dụng trong các mô hình toán.
  3. Phương pháp so sánh: So sánh kết quả điều trị trước, trong và sau thời gian điều trị kết hợp cùng phân tích hiệu quả qua từng liệu trình sử dụng của người bệnh. 

Trong quá trình thực hiện đề án, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát từ thực tế để kiểm định được những kết quả thu được. Đánh giá triệu chứng lâm sàng, các thử nghiệm lâm sàng và thăm dò chức năng thực hiện.

Xử lý số liệu: Xử lý các dữ liệu thu được theo xác suất thống kê và tỷ lệ phần trăm theo từng thời điểm kết hợp cùng các phương pháp toán thống kê thích hợp. 

Trong quá trình tiến hành nghiên cứu trên lâm sàng, các dữ liệu đều được xác thực và có sự đồng ý từ Bộ ban ngành và Hội đồng Nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc. 

Những điểm mới về khoa học của phương pháp nghiên cứu trong đề án:

  • Phân tích toàn diện những thực trạng mất ngủ, những đối tượng nghiên cứu tại khu vực Hà Nội cùng những đặc điểm nguyên nhân hình thành bệnh. Những nguyên nhân và nguy cơ cao gây ra bệnh.
  • Kết hợp cùng phương pháp phân tích hệ thống để làm sáng tỏ tương tác giữa môi trường xung quanh và dự báo định lượng biến đổi khi xảy ra những vấn để trong quá trình thử nghiệm trên người bệnh mất ngủ (nếu có).

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *